Hướng dẫn cách đọc mia máy thủy bình trong đo cao độ

Hướng dẫn cách đọc mia máy thủy bình trong đo cao độ

 

Khi sử dụng máy thủy bình các bạn còn đang rất băn khuăn không biết làm cách nào để đọc được mia thủy chuẩn hoặc làm cách nào để đọc chính xác chỉ số của mai thủy bình thì nay công ty Hải Ly xin giới thiệu các bạn cách đọc mia máy thủy bình nhanh nhất và hiệu quả nhất.

 

PHỤ LỤC [ẩn]

1.  Cấu tạo và những chức năng của máy thủy bình

 

2. Hướng dẫn cách đọc mia máy thủy bình trong đo cao độ

 

3. Hướng dẫn cách dựng máy và cân bằng máy thủy bình trong đo cao độ

 

4. Hướng dẫn cách đo cao độ hình học từ giữa bằng máy thủy bình 

 

5. Hướng dẫn cách kiểm tra cao độ bu lông bằng máy thủy bình tự động

 

6. Hướng dẫn cách tính cao độ từ thiết kế ra thực địa bằng máy thủy bình

 

7. Hướng dẫn cách đo góc bằng máy thủy bình Nikon

 

8. Hướng dẫn cách tính cao độ điểm bất kỳ từ mốc cao độ gốc bằng máy thủy bình 

 

 

a. Lưới chữ thập trong đo cao độ máy thủy bình Nikon

Lưới chữ thập thực chất được cấu tạo gồm dây trên, dây giữa, dây dưới, tạo thành hệ lưới. Dùng để đọc các chỉ số trên, giữa, dưới của mia thủy chuẩn.

Thường thì trong khi đọc mia thủy chuẩn người ta chỉ đọc chỉ giữa của mia, nhưng để tăng độ chính xác của phép đo, người ta có thể đọc luôn cả 3 chỉ, để kiểm tra xem độ chính xác của chỉ số giữa mà ta đọc.

Dây giữa = (Dây Trên + Dây Dưới)/2

Ví dụ 1Cách đọc chỉ số mia bằng máy thủy bình Nikon

Ở hình bên dưới ta có chỉ số đọc mia như sau:

  • Dây trên: 1783
  • Dây dưới: 1675

Vậy: Dây giữa = (1783 + 1675)/2 = 1729 (mm)

 

b. Cách sử dụng từng loại mia thủy bình trong đo cao độ

Mia thủy chuẩn thực chất là thước dài, có khoảng cách chia nhỏ nhất đến cm hay mm tùy vào từng loại mia. Căn cứ vào mia, khi đo thủy chuẩn hình học ta đọc được các số trên mia, từ đó tính ra chênh cao giữa hai điểm đặt mia và khoảng cách từ máy tới mia.

Mia thủy chuẩn được phân loại theo độ chính xác: Mia có thang đọc số bằng inva dùng để đo thủy chuẩn hạng I, hạng II và loại mia gỗ hoặc mia nhôm dùng để đo từ hạng III trở xuống. Vì vậy tùy vào cấp hạng lưới mà ta chọn máy thủy bình và mia thủy chuẩn để đáp ứng được yêu cầu độ chính xác cấp hạng lưới ta đo thủy chuẩn.

                                      

 

 

c. Cách tính cao độ máy thủy bình bằng mia thủy chuẩn 

Trước tiên, ta ngắm máy bắt vào mia thủy chuẩn, lúc này thông qua ống kính của máy thủy bình ta có thể nhìn thấy lưới chữ thập trong máy và tiến hành đọc số tại vị trí chỉ giữa của lưới chữ thập cắt mia thủy chuẩn tại số nào, thì đó là số đọc chỉ giữa của mia tại vị trí đó.

Độ tin cậy và chính xác của số đọc mia, phụ thuộc vào khả năng ước lượng của người đứng máy đọc mia.

Chú ý:

  • Nếu không thấy lưới chữ thập thì ta điều chỉnh kính mắt (1-hình 1) để nhìn rõ lưới chữ thập.
  • Nếu nhìn không rõ số đọc trên mia ta điều chỉnh ốc điều quang (3-hình 1) để nhìn rõ số đọc trên mia.
  • Khi sử dụng mia, ta nên chú ý rút hết đoạn mia đến khi nút bấm đoạn mia trong nhô khỏi ra ngoài.

Ví dụ 2: Cách đo độ chênh cao giữa 2 điểm A và B:

Bước 1: Trước tiên, ta đặt máy tại giữa 2 điểm A và B, sao cho máy tương đối nằm giữa 2 điểm A và B là tốt nhất.

Bước 2: Cân bằng máy chính xác, sau đó dùng máy đọc số đọc mia tại điểm A, được a = 1729, tiếp theo đọc số đọc mia tại điểm B, được b = 1690.

Lúc này ta tính độ chênh cao giữa 2 điểm A và B như sau:

dH= a - b = 1729 - 1690 = 39 mm.

Vậy điểm B cao hơn điểm A là 39 mm

 

d. Cách tính khoảng cách bằng mia trong đo cao độ máy thủy bình

Lưu ý: Ở cách đọc này sẽ cho ta biết được khoảng cách từ máy đến điểm bất kỳ khi ta đặt mia tại đó.

Ví dụ 3 Cách tính khoảng cách từ máy thủy bình Nikon đến mia:

Bước 1: Đưa máy ngắm về mia A ta đọc được chỉ số trên là (1783 mm) và tương tự ta đọc được chỉ số dưới là (1675 mm).

Bước 2: Ta lấy chỉ số trên trừ chỉ số dưới ta được: (T – D) x 100 (mm)

=>: ∆d= 1783 –1675 = 108

Bước 3: Lấy số mới vừa trừ được ta nhân 100 để có được khoảng cách giữa máy và mia

(108 x 100 = 10800 mm = 10.8 m).