CẤU TẠO VÀ NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA MÁY THỦY BÌNH

Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình nikon ac 2s được biên soạn rất chi tiết dựa trên thực địa, được sự tâm huyết của anh em trong công ty hải ly đã nêu cụ thể nhất những tính năng của máy như đo cao độ, kiểm tra sai số, đo góc,

CẤU TẠO VÀ NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA MÁY THỦY BÌNH

 

Hiện nay, máy thủy bình là thiết bị đo cao độ không thể thiếu trong các công trình xây dựng, với mong muốn được hỗ trợ tối đa cho quý khách hàng, giúp quý khách có thể thao tác dễ dàng trên máy thủy bình, làm cho công tác đo cao độ của quý khách diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn, nên nhóm kỹ sư và kỹ thuật tâm huyết của Công ty Thiết bị Trắc địa Hải Ly đã cùng biên soạn cuốn sách hướng dẫn sử dụng máy thủy bình Nikon theo kinh nghiệm thực tế từ đo đạc. Nên không tránh khỏi một số thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý khách để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn, xin cảm ơn!

 

PHỤ LỤC [ẩn]

1.  Cấu tạo và những chức năng của máy thủy bình

 

2. Hướng dẫn cách đọc mia máy thủy bình trong đo cao độ

 

3. Hướng dẫn cách dựng máy và cân bằng máy thủy bình trong đo cao độ

 

4. Hướng dẫn cách đo cao độ hình học từ giữa bằng máy thủy bình 

 

5. Hướng dẫn cách kiểm tra cao độ bu lông bằng máy thủy bình tự động

 

6. Hướng dẫn cách tính cao độ từ thiết kế ra thực địa bằng máy thủy bình

 

7. Hướng dẫn cách đo góc bằng máy thủy bình Nikon

 

8. Hướng dẫn cách tính cao độ điểm bất kỳ từ mốc cao độ gốc bằng máy thủy bình 

 

 

Thiết bị nào dùng để đo cao hình học?

Trong trắc địa, để xác định độ chênh cao giữa các điểm ta có rất nhiều phương pháp. Một trong những phương pháp phổ biến và được sử dụng thường xuyên đó là phương pháp đo cao hình học. Thiết bị chuyên dụng để ta thực hiện phương pháp đo cao hình học đó là máy thủy bình hay còn gọi là máy thủy chuẩn.

 

Máy thủy bình là gì?

Máy thủy bình là máy cho tia ngắm nằm ngang, cho phép ta thực hiện đo cao theo phương pháp đo cao hình học. Mặc dù hiện nay có rất nhiều máy trắc địa hiện đại ra đời, nhưng máy thủy bình tự động vẫn được sử dụng rất rộng rãi.

 

Cấu tạo của máy thủy bình tự động Nikon

a. Cách sử dụng bộ phận chính của máy thủy bình

1. Kính mắt; 2. Kính vật; 3. Ốc điều ảnh; 4. Vi động ngang;

                                                                                   5. Ốc cân máy; 6. Bọt thủy tròn; 7. Bàn độ ngang

                                            Hình 1. Các bộ phận chính của máy thủy bình

1. Kính mắt: giúp người đo nhìn được ảnh, số đọc mia trên lưới chỉ chữ thập;

2. Kính vật: phóng to ảnh, số đọc mia

3. Ốc điều ảnh: Cho phép người đọc nhìn ảnh rõ nét khi ảnh ở xa hoặc gần

4. Vi động ngang: đưa chỉ đứng của màng chỉ chữ thật sang trái hoặc sang phải

5. Ốc cân máy;

6. Bọt thủy tròn để kiểm tra độ cân bằng của máy.

 

ƯU ĐIỂM CỦA MÁY THỦY BÌNH NIKON

Nikon là một trong bốn hãng sản xuất máy thủy bình lớn nhất thế giới. Máy thủy bình Nikon AC-2S được các kỹ sư lựa chọn để phục vụ cho các công trình của mình bởi vì máy Nikon AC-2S không những bền đẹp, nhỏ gọn, giá cả phù hợp mà còn nhiều tính năng  được mọi người đánh giá cao:

- Bọt thủy tròn to giúp cân bằng máy nhanh và chính xác hơn

- Sử dụng hệ thấy kính uv chống tán xạ chống bụi và mốc, cho hình ảnh rõ nét ngay cả với điều kiện ánh sáng kém.

- Thân máy được làm bằng hợp kim nhôm chống va đập

- Với sơn tình điện giúp nâng cao độ bền cho máy

MAU THUY BINH NIKON AC 2S

- Khả năng nhìn ngắn nhất 75cm

- Tiêu ngắm sơ bộ.

tieu ngam so bo ac 2s

 - Bộ bù áp nhanh, ổn định và bền

- Góc ngang có thể đo trực tiếp theo những đơn vị 1º (ước lượng đến 0.5º) hay 1gon.

- Ốc vi động ngang 360º cho phép bạn có thể đọc bất cứ góc nào từ 0º đến 360º

  

 

b. Cấu tạo hình học của máy thủy bình cơ học

Máy thủy bình có 2 trục chính (hình 2): Trục quay của máy VV; trục ngắm của ống kính CC

+ Các trục trên của máy thủy bình phải đảm bảo các điều kiện hình học sau:

- Trục quay máy VV vuông góc với trục ngắm của ống kính CC

- Trục ngắm của ống kính CC, song song với mặt nước biển

+ Nếu các điều kiện hình học này không thỏa mãn sẽ gây ra sai số cho kết quả đo. Chính vì vậy trước khi mang máy đi đo ta cần kiểm nghiệm máy để loại trừ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của các sai số đó đến kết quả đo.

 

Hình 2. Cấu tạo hình học của máy thủy bình

C-C: Trục Ống Kính             V-V: Trục Đứng

1. Vật Kính    2. Ốc Điều Quang     3. Dây Chữ Thập      4. Thị Kính   

5. Bàn Độ Ngang      6. Ốc Cân Máy          7. Bộ Tự Động

 

c. Cách sử dụng chân máy thủy bình

Chân máy thủy bình (hình 3) là một cái giá 3 chân để đặt máy lên trên khi đo đạc. Chân máy có cấu tạo như sau:

  • Mặt chân đế (1) máy: là miếng hợp kim nhôm, có hình tam giác đều khoét rỗng ở giữa bằng vòng tròn với bán kính khoảng 3cm.
  • Ốc khóa chân máy (2): giúp người đo có thể nâng cao hoặc hạ thấp chân theo ý muốn của người đo nhờ vào 3 ốc khóa chân.
  • Ốc nối + thanh ngang (3):

+ Ốc nối: dùng để gắn kết giữa máy và chân thông qua ốc nối.

+ Thanh ngang: Giữ ốc nối và giữ máy trên chân.

 

 

MỘT SỐ CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG MÁY THỦY BÌNH NIKON TRONG ĐO CAO ĐỘ

i. Bọt thủy không vào được 3 mặt: trường hợp cân máy mà bọt thủy không vào được 3 mặt, ta nên kiểm tra lại máy có dấu hiệu bị rơi ngã hay không, chân máy có vững và ổn định chưa. Nếu các yếu tố bên ngoài không có khả năng làm thủy bị lệch thì ta nên mang máy đến các trung tâm kiểm định để kiểm tra lại máy.

ii. Sử dụng máy dưới thời tiết nắng nhiều thủy bị lệch: máy sử dụng quá lâu dưới thời tiết nắng nóng có thể làm thủy máy bị lệch. Lúc này ta chỉ cần cân chỉnh lại thủy máy và check lại mốc cao độ trước thi tiếp tục đo.

iii. Dây tiêu chữ thập bị mờ: do điều tiết mắt mỗi người khác nhau nên khi dây chữ thập trong máy bị mờ ta chỉ cần chỉnh lại dây chữ thập đó bằng nút điều chỉnh trên máy.

iv. Ảnh đọc bị mờ: lúc này ta chỉ cần điều chỉnh nút điều quang trên máy để thấy rõ ảnh hơn. Cũng cần lưu ý khi máy bị ẩm, bị vô nước cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh đọc, dể gây nên sai số trong quá trình đo. Vậy ta nên sử dụng và bảo quản máy cẩn thận, tránh để máy ở nơi ẩm thấp và bị vô nước.

v. Khi bắt máy vào code, xoay máy một vòng quay lại thì không còn đúng code: ta cần xem lại thủy máy đã cân vào chính xác chưa, chân máy có ổn định và máy đã được găn chặc vào chân hay chưa. Nếu kiểm tra xong mà máy vẫn lệch code thì ta nên mang máy đến trung tâm kiểm định để kiểm tra lại máy.

vi. Sai số góc i: ta nên dựng máy với khoảng cách từ máy đến 2 mia tương đương nhau để hạn chế sai số.

vii. Khi dẫn cao độ mà sai số đo đi đo về lớn: lỗi này do nhiều yếu tố gây nên, bao gồm cả con người, thời tiết và thiết bị…

  • Về con người: ta nên thao tác trên máy cẩn thận, chính xác, rèn luyện kỹ năng đọc mia, chọn điểm máy và mia ổn đinh, khoảng cách chính xác.
  • Về thiết bị: nên sử dụng các loại máy có độ chính xác cao, kiểm định đúng định kỳ. Cần thiết sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ như kẹp mia, thủy mia, cóc …

viii. Khi di chuyển máy có tiếng kêu lóc cóc bên trong: đây là hiên tượng bình thường, đó là do con lắc bên trong bộ tự động máy phát ra.

ix. Hiện tượng sai số khi đo lại điểm đã đo: có nhiều trường hợp ta đo máy, bắt code, nhưng hôm sau đo lại thì bị lệch. Trường hợp này ta nên kiểm tra lại thủy máy đã được cân chính xác hay chưa, chân máy có ổn định chưa … Nếu kiểm tra xong và đo lại mà vẫn bị lệch thì ta nên mang máy đến các trung tâm kiểm định để kiểm tra lại máy.

 

-----------HẾT---------

 

 

Chân thành cám ơn quý khách đã đọc quyển hướng dẫn sử dụng máy thủy bình Nikon này. Rất mong sự góp ý chân thành của quý khách!