MÁY TOÀN ĐẠC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?|TOP 9 MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ TỐT NHẤT

MÁY TOÀN ĐẠC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?|TOP 9 MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ TỐT NHẤT

Giá :

Liên hệ

MÁY TOÀN ĐẠC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? TOP 9 MÁY TOÀN ĐẠC TỐT NHẤT HIỆN NAY

 

1. Máy toàn đạc điện tử là gì?

2. Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử.

3. Máy toàn đạc điện tử dùng để làm gì?

4. Top 9 máy toàn đạc điện tử tốt nhất hiện nay.

4.1. Máy toàn đạc điện Leica

4.2. Máy toàn đạc Nikon

4.3. Máy toàn đạc Topcon – Sokkia

4.4. Một số dòng máy toàn đạc khác

5. Cách chọn máy toàn đạc tốt nhất cho công việc của bạn?

 

1. Máy toàn đạc điện tử là gì?

 

Máy toàn đạc (Tên tiếng Anh là  Total Station) là một thiết bị quang học điện tử đa năng được sử dụng trong công tác trắc địa. Máy toàn đạc điện tử là 1 máy kinh vĩ điện tử tích hợp với đo khoảng cách điện tử ( EDM – Electronic Distance Measurement ) nhằm đọc được khoảng cách giữa 2 cao điểm đồng thời có thể đo góc cùng lúc, kết hợp với các phần mềm tiện ích sẽ là nơi xử lý các dữ liệu về cạnh và góc từ đó tính ra các đại lượng theo yêu cầu và hiển thị kết quả trên màn hình LCD.

Máy toàn đạc điện tử được ứng dụng trong các công tác đo đạc địa chính, đo đạc khảo sát địa hình, trong xây dựng dân dụng như nhà cao tầng, cầu đường giao thông,  định vị vị trí công trình theo hệ tọa độ có trước,,….

Hiện nay trong hầu hết các công trình lớn nhỏ, nhà cao tầng, cầu đường đòi hỏi độ chính xác và tính thẩm mỹ cao, vì thế Máy toàn đạc điện tử trở nên rất cần thiết đối với tất cả công trình.

 

3. Máy toàn đạc điện tử dùng để làm gì? | Công dụng và tính năng của máy toàn đạc điện tử.

 

Là một thiết bị đa chức năng, máy toàn đạc điện tử được sử dụng trong rất nhiều công tác đo đạc khác nhau, vậy máy toàn đạc được dùng để làm gì?

Tính năng đo góc của máy toàn đạc điện tử: dùng có thể bóp ke góc vuông, bẻ các điểm trục giao nhau, đo bố trí tim trục…đo góc trong đường truyền, lưới tọa độ…

 

  • Tính năng đo khoảng cách: Giúp xác định khoảng cách giữa 2 mục tiêu như con sông, gò đất...đo khoảng cách trong đường chuyền, lưới tọa độ..

  •  Đo cao độ: được ứng dụng trong công tác khảo sát cao độ san lấp, đo lấy cao độ đầu cọc..

  •   Chương trình đo bố trí điểm: Đây là chương trình đo thông dụng trong tất cả các dòng máy toàn đạc, người dùng có thể định vị công trình, bố trí điểm tọa độ một cách nhanh chóng, chính xác.

  • Chức năng đo khảo sát của máy toàn đạc điện tử: Đây là chương trình đo chi tiết thường dùng phục vụ công tác thi công trắc địa, xác định tọa độ, khảo sát hiện trạng, đo vẽ bản đồ địa chính, địa hình.

  • Đo diện tích & khối lượng: Đo diện tích và khối lượng nhờ đo các giá trị vị trí chiều cao các điểm khống chế, tính tự động ra diện tích & khối lư

Chuyền mốc tọa độ gốc về công trình:Nhờ máy toàn đạc mà ta có thể chuyền tọa độ gốc từ vị trí rất xa về công trình, để xây dụng một hệ thống lưới tọa độ, cao độ khống chế cho công trình mà không làm sai lêch tọa độ, giúp thuận lợi cho quá trình thi công.

Ngoài những chức năng cơ bản trên, máy toàn đạc điện tử còn được sử dụng trong nhiều công việc khác, tùy vào yêu câu và tính chất công việc của người sử dụng.

 

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Nikon

 

4. Top 9 máy toàn đạc điện tử tốt nhất hiện nay.

 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy toàn đạc điện tử khác nhau với nhiều mức giá cao thấp. Tùy vào nhu cầu tài chính và tính chất công việc mình cần, người dùng có thể lựa chọn một trong những dòng máy toàn đạc điện tử sau đây:

4.1. Máy toàn đạc điện tử Leica

Leica là thương hiệu máy toàn đạc nổi tiếng hàng đầu thế giới, một thương hiệu chính hãng Thụy Sỹ được hầu hết người dùng tin tưởng lựa chọn sử dụng cho công việc của mình. Máy toàn đạc điện tử Leica luôn được đánh giá rất cao bởi những tính năng ưu việt, đo đạc nhanh chóng và cực kỳ chính xác, độ ổn định lại rất cao có thể đáp ứng được những công việc đòi hỏi chính xác cao.

Ngoài ra, một số model máy toàn đạc điện tử Leica còn được trang bị tính năng đo không gương, giúp tối ưu hóa năng suất lao động cho người sử dụng. Với những ưu điểm tối ưu, máy toàn đạc điện tử Leica là chiếc máy toàn đạc chuẩn mực dành cho các kỹ sư chuyên nghiệp.

 

Một số model máy toàn đạc Leica phổ biến hiện nay:

 

 

Máy toàn đạc Leica TS06 2". 3", 5", 7" - R1000

 

 

 

Máy toàn đạc Leica TS03 3", 5", 7" - R1000

 

 

Máy toàn đạc Leica TS-03

 

 

Máy toàn đạc Leica TS07 2", 3", 5" - R1000

 

Máy toàn đạc Leica TS-07

 

Video so sánh thông số máy toàn đạc điện tử Leica TS03 và Leica TS07

 

 

 

 

Máy toàn đạc Nikon N 2", 5" - Transfer data Bluetooth

 

 

 

 

 

Máy toàn đạc Nikon K 2", 5" - Transfer data Bluetooth

Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm một số dòng máy toàn đạc Nikon khác như Nikon DTM 350, Nikon NPL 352,.. với độ ổn định cao, được nhiều ký sư tin dùng

4.3. Máy toàn đạc Topcon – Sokkia

 

Máy toàn đạc điện tử Topcon - Sokkia là một dòng máy toàn đạc phổ thông có xuát xứ từ Nhật Bản, được xem là một trong những thiết bị tiên phong thuộc lĩnh vực về đo đạc, định vị trong các công trình xây dựng, cầu đường,…

Được nhập khẩu trực tiếp từ thương hiệu nổi tiếng Topcon –Sokkia có trụ sở tại Nhật Bản, đây là dòng máy toàn đạc điện tử được ưa chuộng nhất bởi giá thành tương đối tốt cùng độ bền và độ chính xác cao. Hiện nay máy toàn đạc điện tử Topcon được thiết kế nâng cấp với nhiều tính năng mới như đo không gương, trút số liệu USB giúp tối ưu hóa các công tác đo đạc hơn.

Máy toàn đạc Topcon GTS 235 2", 3", 5"

Máy toàn đạc Topcon GM55 5" - Transfer data USB

Máy toàn đạc Topcon ES65 5" -  Transfer dataUSB

 

Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm một số dòng máy chất lượng ổn định của hãng Topcon – Sokkia như: Topcon GTS-255, Topcon ES105, Sokkia CX105...

4.4. Một số dòng máy toàn đạc khác

Những model máy toàn đạc điện tử trên được sử dụng rất phổ biến, ngoài ra người đo có thể lựa chọn thêm một số hãng máy toàn đạc khác như máy toàn đạc Hi-target, máy toàn đạc FOIF, máy toàn đạc Pentex.... với các chức năng đo tương tự và độ tin tưởng cao.

 

Máy toàn đạc điện tử Hi-Target HTS-521L10

 

Máy toàn đạc điện tử FOIF

 

+ Định vị tim cọc phục vụ ép cọc

+ Định vị tim trục để xây tường, thi công.

+ Khảo sát hiện trạng, tính san lấp

+ Dẩn truyền mốc phục vụ việc thi công.

+ Chuyển điểm thiết kế ra thực địa trong xây dựng dân dụng và thiết kế bố trí

+ Đo diện tích

+Đo gián tiếp khoảng cách

+Đo giao hội

+Các công tác đo đạc tuyến đường

+Đo góc

+Đo tọa độ