CÁCH KIỂM NGHIỆM SAI SỐ GÓC I CỦA MÁY THỦY BÌNH VÀ CÁCH HIỆU CHỈNH

Công ty Hải Ly là đơn vị duy nhất tại miền tây chuyên kiểm nghiệm hiệu chuẩn sai số góc i máy thủy bình.

 

CÁCH KIỂM NGHIỆM SAI SỐ GÓC I CỦA MÁY THỦY BÌNH VÀ CÁCH HIỆU CHỈNH

 

     Sai số góc i là gì?

 

     Sai số góc i là độ lệch của tia ngắm nằm ngang trên máy thủy bình so với mặt thủy chuẩn (mặt nước biển phẳng lặng). Sai số góc i dẫn đến sai số trên phép đo cao độ, khi máy thủy bình bị sai số góc i thì phép đo cao độ không còn chính xác, khoảng cách từ máy đến mia càng xa thì sai số càng lớn.

     Chính vì vậy trước khi bắt tay vào đo đạc với máy thủy bình thì người sử dụng nên có động tác kiểm tra sai số góc i của máy để đảm bảo tính chính xác khi thực hiện các phép đo.

     Nếu sai số quá lớn, vượt quá giới hạn cho phép thì người sử dụng nên mang máy đến các trung tâm kiểm định để hiệu chuẩn lại máy, tránh ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo.

 

     Vậy kiểm nghiệm sai số góc i là làm gì?

 

     Kiểm nghiệm sai số góc i máy thủy bình là kiểm tra độ lệch của tia ngắm nằm ngang trên máy thủy bình so với mặt nước thủy chuẩn, kiểm tra để có phương án hiệu chuẩn, hạn chế sai sót trong phép đo cao độ. Cách kiểm tra sai số góc i ngoài thực địa là dùng phương pháp đo khép trạm giữa hai mốc cố định A và B.

 

     Cách kiểm nghiệm sai số góc i máy thủy bình như sau:

 

     Bước 1:

 

  • Mang máy ra khu vực kiểm tra (nên chọn khu vực có mặt bằng tương đối bằng phẳng), chọn 2 điểm cố định, khoảng cách đạt khoảng 40 – 50 m.

 

     Bước 2:

 

  • Mang chân máy dựng giữa 2 mia, sao cho khoảng cách từ máy đến 2 mia tương đối bằng nhau, xấp xỉ 20 m.
  • Lắp máy vào chân và tiến hành cân chỉnh máy vào vị trí cân bằng.
  • Xoay máy hướng về phía mia dựng tại mốc A, đọc số trên mia tại A là  a1 = 1413 mm; tương tự quay máy hướng về phía mia đang dựng tại mốc B, đọc số trên mia B là b1 = 1068 mm.
  • Tiến hành tính độ chênh cao giữa 2 điểm mốc A và B:

▲h1 = a1 – b1 = 1413 – 1068 = 345 mm.

 

     Bước 3:

 

  • Di chuyển máy đến gần vị trí 1 trong 2 điểm mốc, với khoảng cách xấp xỉ là 3m – 37m, ( như hình 2). Ở đây ta chọn vị trí máy gần mia B
  • Sau khi cân chỉnh máy vào vị trí cân bằng, ta xoay máy hướng về phía mia đang dựng tại mốc A, đọc được số mia a2 = 1379 mm; tương tự xoay máy ngắm về phía mia dựng tại mốc B, đọc được số mia B là b2 = 1032 mm.
  • Tính toán độ chênh cao giữa 2 mốc A và B:

▲h2 = a2 – b2 = 1379 – 1032 = 347 mm.

 

     Bước 4:

 

     So sánh chênh cao của 2 điểm mốc A và B qua 2 lần đo: lần 1 máy giữa 2 mia thì ▲h1= 345 mm; lần 2 máy gần điểm mia B thì ▲h2 = 347 mm.

     Sai số của 2 lần đo là:

▲H = ▲h1 - ▲h2 = 345 – 347 = - 0002 mm.

     Vậy sai số - 2 mm là sai số góc i của máy thủy bình.

▲H = 2 mm < 3 mm (Đạt).

 

     Những lưu ý khi kiểm tra sai số góc i của máy thủy bình:

 

  • Khi kiểm tra sai số góc i của máy thủy bình, nếu sai số ≤ 3 mm (≤ 0.003 m) thì người dùng có thể tiếp tục các thao tác đo đạc với máy thủy bình.
  • Nếu sai số vượt quá 0.003m thì nên mang máy đến các trung tâm kiểm định để hiệu chuẩn lại máy, tránh tình trạng sai sót khi đo.