HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC NIKON

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Nikon được biên soạn bởi công ty trắc địa Hải Ly, hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhất các chương trình cơ bản trên máy Nikon

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TOÀN ĐẠC NIKON

Mục Lục

      1. LÀM QUEN VỚI CÁC KÍ HIỆU VÀ BÀN PHÍM MÁY TOÀN ĐẠC

      1.1 Các kí hiệu hiển thị

      1.2 Chức năng các phím cứng

      2. Một số thao tác cơ bản thường sử dụng

      2.1 Tạo một file công việc (Job) mới

      2.2 Xóa file công việc

      2.3 Xem thông tin của Job

      2.4 Nhập toạ độ các điểm vào máy bằng tay

      2.5 Nhập hằng số gương

      2.6 Chọn Job đã có sẵn trong máy

      2.7 Chuyển trạm máy

      3. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH ĐO CƠ BẢN

      3.1 Khai báo trạm máy và chương trình đo khảo sát chi tiết

      3.2 Đo khảo sát, khi biết tọa độ điểm đặt máy và tọa độ điểm địnhh hướng

      3.3 Giao hội nghịch

      3.4 Chương trình bố trí điểm ra thực địa

 

I. LÀM QUEN VỚI CÁC KÍ HIỆU VÀ BÀN PHÍM MÁY TOÀN ĐẠC

 

1. Các kí hiệu hiển thị

 

HA: góc ngang phải ( thường dùng

 L: dịch gương sang trái

 HL: góc ngang trái (ít sử dụng)

 IN: dịch gương thẳng về phía máy

 VA: góc đứng

 OUT: dịch gương ra xa máy

 SD: khoảng cách nghiên

 FILE: nâng cao chiều cao gương

 VD: chênh cao

 CUT: hạ thấp chiều cao gương

 HD: khoảng cách bằng

 Vh: độ cao không với tới

 V%: phần trăm độ góc đứng

 rSD: khoảng cách nghiên giữa 2 điểm

 X, Y, Z: tọa độ

 rHD: khoảng cách bằng giữa 2 điểm

 PT: tên điểm đo

 rHA: phương vị từ điểm 1 sang 2

 BS: điểm định hướng

 rV%: phần trăm độ dốc (rVD/rHD)

 HT: chiều cao gương

 rGD: dốc đứng (rHD/rVD)

 STN: điểm trạm máy

 dHD: hiệu khoảng cách bằng

 HI: chiều cao máy

 dha: hiệu khoảng cách bằng

 R: dịch gương sang phải

 dZ: hiệu khoảng cách bằng

 

 Dvd: hiệu khoảng cách đứng

 

 

2. Chức năng các phím cứng

Về Mục Lục 

 

bật đóng/ tắt nguồn

bật đóng/ tắt đèn chiếu sáng màn hình. Khi ấn giữ 1s bật ra cửa sổ danh mục đặt chế độ chiếu sáng màn hình và tín hiệu âm thanh

mở danh mục phần mềm điều khiển máy

ở màn hình chính cho phép ngầm định 10 phím mã nhập nhanh/ ở trường nhập số liệu bật chuyển chế độ sử dụng phím bấm nhập ký tự giữa chữ và số

mở danh mục thao tác đặt trạm máy

mở danh mục thao tác đo (cắm điểm, đưa toạ độ thiết kế ra thực địa) tìm điểm ngoài thực địa

mở danh mục thao tác đo các điểm khuất

mở danh mục thao tác đo ứng dụng

ấn giữ 1s mở danh mục quản lý số liệu trong bộ nhớ

phím nóng được ngầm định chức năng do người sử dụng tự chọn, ấn giữ 1s bật ra cửa sổ chọn.

ấn giữ 1s mở danh mục mã đánh dấu điểm đo theo địa hình, địa vật

bật đóng/ tắt bọt thủy điện tử hiển thị trên màn hình, dùng phím mũi tên thay đổi chế độ bù cho các phương đứng/ngang.

ấn giữ 1s mở danh mục thay đổi các điều kiện đo

chấp nhận kết quả đo, hiển thị/ ghi dữ liệu vào bộ nhớ. Trong khi đo, nếu ấn giữ 1s bật ra cửa sổ chọn kiểu bản ghi kết quả đo vào bộ nhớ theo dạng: SS điểm ngắm đo, hay CP điểm được tính.

di chuyển vị trí con trỏ trên màn hình theo phím tương ứng.

ấn giữ 1s mở chức năng kiểm tra hướng chuẩn.

ấn giữ 1s mở danh mục thao tác đo chế độ kinh vĩ.

lật các trang màn hình hiển thị. ấn giữ 1s mở danh sách chọn thông số hiển thị trên các trang màn hình.

thao tác đo điểm, chức năng đo thô, tinh do người sử dụng chọn, ấn giữ 1s bật ra cửa sổ chọn điều kiện đo.

thoát màn hình hay chức năng đang thực hiện, bỏ kết quả đo không ghi vào bộ nhớ.

 

 

 

Trên màn hình còn hiển thị:

  • Số trang/ tổng số của mục hiện thời
  • Cửa sổ kết quả đo, soạn thảo
  • Mức tín hiệu gương
  • Mức nguồn pin
  • Chế độ làm việc của bàn phím là nhập chữ hay số

 

II. Một số thao tác cơ bản thường sử dụng

 

      1. Tạo một file công việc (Job) mới

Về Mục Lục 

-Máy toàn đạc có chức năng quản lý các công việc đo đạc khác nhau trong các file, ta có thể tạo được tối đa 32 file (Job) khác nhau

- Cách tạo 1 Job (file) mới

 -> Menu -> 1. Job ->

  • Tạo công việc chọn Creat

 

 

Hiện khung cửa sổ nhập tên  không quá 8 ký tự (gồm chữ, số hoặc dấu gạch ngang). Xuất hiện câu nhắc  và ba phím mềm: bỏ qua Abrt, đặt tham số công việc Sett, chấp nhận OK.

 

 

- ấn phím ESC chọn Abrt bỏ qua tên vừa nhập

- ấn phím MSR2 chọn Sett vào ba màn hình đặt tham số đo, sử dụng các phím mũi tên thao tác, xem mục 4.3 Cài đặt các thông số và chế độ làm việc của máy.

- ấn ENT hay ANG ứng với OK xác nhận tên việc.

 

2. Xóa công việc chọn DEL

Về Mục Lục 

Chú ý: chọn chức năng này là xóa toàn bộ các bản ghi điểm trong công việc.

Hiện khung cửa sổ xóa tên kèm câu hỏi xác nhận  và hai phím mềm: bỏ qua , xóa .

- ấn phím ESC chọn bỏ qua không xóa tên

 

 

 ấn ENT hay ANG ứng với xác nhận xóa việc, màn hiện cửa sổ báo đang tiến hành xóa , khi xóa xong nó quay về màn hình danh sách công việc.

 

3. Xem thông tin của Job chọn Info

Về Mục Lục 

Hiện khung cửa sổ tên  cùng các dòng tin tóm tắt: số lượng bản ghi Records, dung lượng trống Free space, ngày tạo ra công việc Created.

 

 

4. Nhập toạ độ các điểm vào máy bằng tay

Về Mục Lục 

  • Nhấn và giữ phím 6.DAT một giây sau đó chọn 3.XYZ data
  • Ấn ANG ứng với Input nhập tọa độ điểm vào máy kèm 4 phím mềm ở đáy: xóaDEL, sửa Edit, tìm Srchdùng các phím di chuyển con trỏ tuần tự nhập trị số tọa độ XYZ, tên PT, mã địa hình CD. Kết thúc ấn ENT, nếu nhập sai thì chọn ESC bỏ qua quay về nhập lại.

 

 

​5. Nhập hằng số gương ấn giữ phím  1s

 

+ Taget: Prism (loại gương) –Prism: là chọn gương đơn, gương mini; N-Prism: đo không gương

+ Const: nhập hằng số gương vào đây (thông thường mặt thuận gương lớn +30, gương mini Leica 17/18)

Chú ý: Để kiểm tra hằng số gương đã đúng chưa ta tham khảo hai cách sau:

  • Nếu có sẵn hai điểm mốc đã biết trước tọa độ - khoảng cách, ta đặt máy và gương vào hai mốc này và kiểm tra lại
  • Hoặc dùng thước thép để kiểm tra khoảng cách

 

6. Chọn Job đã có sẵn trong máy

Về Mục Lục 

Menu → Job ta có màn hình quản lý Job như sau:

 

1.Job Màn hình hiển thị tên các công việc có trong bộ nhớ, tối đa 32 job

 

 

Di chuyển con trỏ tới Job cần chọn rồi nhấn ENT

Thao tác chọn Job đã xong

 

7. Chuyển trạm máy

 

Khi chuyển trạm máy, thực hiện thao tác đặt trạm như trên, lấy điểm hướng chuẩn BS là điểm trạm vừa rời đi, hệ tọa độ tự động cập nhật khi đo chi tiết.

Trong mọi trường hợp, cố gắng dụng bộ đế dọi tâm có bọt thủy đặt tại trạm chuyển tới và đo hai mặt trong chế độ đo tinh để giảm thiểu sai số do chuyển trạm.

 

III. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH ĐO CƠ BẢN

Về Mục Lục 

 

1. Khai báo trạm máy và chương trình đo khảo sát chi tiết.

 

Bước 1: Dựng máy, định tâm và cân bằng máy chính xác vào điểm đặt máy.

Lập Job công việc CT HAILY xem II.1 (Nếu đã có sẵn trong máy thì ta vào Quản lí công việc để mở ra xem II.6)

Bước 2: Khai báo điểm đặt máy (PT: Tên điểm đặt máy; HI: Chiều cao máy; X,Y,Z: tọa độ điểm đặt máy).

→ Từ bàn phím ấn 7.STN ta có màn hình:

 

 

→ 1.Known ta có màn hình khai báo điểm trạm máy

 

 

ST: Nhập tên điểm trạm máy rồi ENT ta có màn hình khai báo tọa độ trạm máy

 

 

Khi nhập xong rồi, nhấn ENT để xuống dòng kế tiếp (CD: mã code ta có thể bỏ qua) nhập xong nhấn ENT ta có màn hình sau:

 

 

Bước 3: Khai báo điểm định hướng

 

 

→ 2. Angel: Có màn hình khai báo điểm định hướng

 

 

  • BS: Nhập tên điểm định hướng
  • HT: Chiều cao gương
  • Nhập xong → ENT ta có màn hình khai báo phương vị định hướng
  • AZ: Nhập phương vị định hướng

 

 

→ ENT ta có màn hình đo

Bước 4: Ngắm gương và đo (kết thúc việc định hướng)

 

 

Ngắm chuẩn gương và khóa bàn độ ngang, vi động ống kính ngắm vào giữa gương rồi chọn → MSR/ENT

Thao tác định hướng đã xong, lúc này máy chuyển về màn hình cơ bản

Chú ý: Để kiểm tra xem thao tác định hướng đã đúng chưa, ta kiểm tra như sau:

Kiểm tra hằng số gương đúng chưa (thường là +30 với mặt thuận gương lớn Nikon, gương mini Leica là 17/18)

Khi định hướng xong, ta xem trên màn hình HA phải giống với góc mà ta vừa nhập ở dòng AZ

Đo lại tọa độ điểm định hướng, nếu ta chọn AZ = 0, thì tọa độ Y (đo)= Y trạm máy, còn X (đo) = X (trạm máy) + HD (đo)

Ví dụ 1: Đo khảo sát khu đất A (có các điểm H3, H4, H5,...)

Biết tọa độ H1 (X=10.00, Y=10.00) và phương vị của H1,H2 = 0000’00”

Ta tiến hành như sau:

Bước 1: Dựng máy, định tâm và cân bằng máy chính xác vào mốc H1

Lập Job công việc CT HAILY xem II.1 (Nếu đã có sẵn trong máy thì ta vào quản lí công việc để mở ra xem II.6)

Bước 2: Khai báo điểm đặt máy → 7.STN

 

 

→ Known, ta có màn hình

ST: Nhập H1

 

 

→ENT có màn hình khai báo tọa độ H1

 

 

  • X Nhập 1000.00, Y nhập 1000.00, Z có thể bỏ qua
  • Nếu H1 đã có trong bộ nhớ, thì máy sẽ tự động tìm ra

Nhập xong ENT 2 lần ta có màn hình nhập chiều cao máy.

 

 

  • Hi: Nhập chiều cao máy, nhập xong chọn ENT ta có màn hình sau

Bước 3: Khai báo điểm định hướng (H2 với phương vị AZ = 0000’00”)

 

 

→ Angel ta có màn hình khai báo điểm định hướng

 

 

  • BS: Nhập H2 – tên điểm định hướng
  • HT: 1.650 – chiều cao gương

→ ENT  ta có màn hình sau:

 

 

AZ = 0000’00”

Bước 4: Ngắm gương và đo (kết thúc việc định hướng)

 

 

  • Quay máy về H2 ngắm chuẩn vào chân gương khóa ngang lại, vi động ống kính đi lên ngắm vào giữa gương rồi chọn MSR/ENT (nếu chọn MSRmáy sẽ đo khoảng cách tới gương → ENT để kết thúc/Nếu ta chọn ENT thì quá trình định hướng sẽ kết thúc ngay)
  • Lúc này máy sẽ quay về màn hình cơ bản. Thao tác đặt trạm máy đã xong
  • Ta tiến hành đo khảo sát
  • Kiểm tra quá trình định hướng
  • Ta ấn nút DSP 3 lần để có màn hình tọa độ, sau đó đo tọa độ điểm định hướng

Trong trường hợp này H2 (53.165; 10.000)

  • Vì góc phương vị AZ = 0000’00”
  • Nên tọa độ Y (đo) = Y (trạm máy) = 10.000, X (đo) = X (trạm máy) + HD đo = 53.165
  • HA = AZ = 0000’00”
  • Nếu kết quả sai khác nhiều, ta nên kiểm tra lại thao tác và máy

2. Đo khảo sát, khi biết tọa độ điểm đặt máy và tọa độ điểm địnhh hướng

Về Mục Lục 

1.Coord

 

Bước 1:Dựng máy, định tâm và cân bằng máy chính xác vào mốc H1

Lập Job công việc CT HAILY xem II.1 (Nếu đã có sẵn trong máy thì ta vào quản lí công việc để mở ra xem II.6)

Bước 2: Khai báo điểm đặt máy → 7.STN

 

 

→ Các bước còn lại làm như Bước 2 của phần III.1

Bước 3: Khai báo điểm định hướng

Khi nhập chiều cao máy (HI) xong → ENT ta có màn hình sau:

 

 

1.Coord: Có màn hình khai báo tọa độ điểm định hướng

 

 

  • BS: Nhập H2 – tên điểm định hướng
  • HT: 1.650 – chiều cao gương

Nhập xong → ENT có màn hình khai báo tọa độ điểm định hướng

 

 

  • Nhập tọa độ X, Y, Z vào các dòng (nhập xong mỗi dòng nhấn ENT con trỏ sẽ tự động nhảy xuống dòng kế tiếp)
  • CD: mã code của điểm (Có thể bỏ qua)

→ ENT có màn hình nhập chiều cao gương

 

 

  • HT = 1.650 m

Bước 4: Ngắm gương và đo (kết thúc việc định hướng)

 

 

Quay máy về H2 ngắm chuẩn vào chân gương khóa ngang lại, vi động ống kính đi lên ngắm vào giữa gương rồi chọn MSR/ENT

Thao tác định hướng đã xong

Ví Dụ 2: Đo khảo sát khu đất A (có các điểm H3, H4, H5,...)

Biết tọa độ H1 (X=1000.00, Y=1000.00) và H2 (X = 1053.144; Y = 1000.000)

Ta tiến hành như sau:

Bước 1: Dựng máy, định tâm và cân bằng máy chính xác vào mốc H1

Lập Job công việc CT HAILY xem II.1 (Nếu đã có sẵn trong máy thì ta vào quản lí công việc để mở ra xem II.6)

Bước 2: Khai báo điểm đặt máy → 7.STN

 

 

→ Known, ta có màn hình

 

 

  • ST: Nhập H1
  • ENT có màn hình khai báo tọa độ H1
  • Các bước tiếp theo ta làm giống bước 2 trong ví dụ 1

Bước 3: Khai báo điểm định hướng

Khi nhập chiều cao máy (HI) xong → ENT ta có màn hình sau:

 

 

1.Coord: Có màn hình khai báo tọa độ điểm định hướng

 

 

  • BS: Nhập H2 – tên điểm định hướng
  • HT: 1.650 – chiều cao gương

Nhập xong → ENT có màn hình khai báo tọa độ điểm định hướng

 

 

  • Nhập tọa độ X, Y, Z vào các dòng (nhập xong mỗi dòng nhấn ENT con trỏ sẽ tự động nhảy xuống dòng kế tiếp)
  • CD: mã code của điểm (Có thể bỏ qua)

→ ENT có màn hình nhập chiều cao gương

 

 

 

  • HT = 1.650 m→ ENT ta có màn hình:

 

 

Bước 4: Ngắm gương và đo (kết thúc việc định hướng)

  • Quay máy về H2 ngắm chuẩn vào chân gương khóa ngang lại, vi động ống kính đi lên ngắm vào giữa gương rồi chọn MSR/ENT
  • Thao tác định hướng đã xong
  • Lúc này máy đã trở về màn hình cơ bản, ta có thể tiến hành đo khảo sát các điểm H3, H4, H5

Các kiểm tra lại quá trình định hướng có đúng không: Sau khi kết thúc quá trình định hướng máy sẽ quay về màn hình cơ bản ta ấn phím DPS 3 lần máy sẽ chuyển sang màn hình tọa độ, ta đo lại điểm H2 vừa định định hướng, tọa độ của điểm H2 đo, phải gần giống với điểm H2 trước đó

 

3. Giao hội nghịch

Về Mục Lục 

Giả thiết khi đo đạc ngoài thực địa, ta biết trước 2 mốc, H2 (X=53.165; Y=10.000) và H3 (X=51.707, Y=5.508) nhưng 2 điểm H2, H3 không thông hướng, ta không thể dựng máy tại 2 điểm H2, H3 được, khi đó phương pháp giao hội nghịch giúp ta đặt trạm máy và định hướng mà không cần dựng máy tại 2 điểm H2 và H3.

Trong khi giao hội, số điểm đo giao hội tối thiểu là 2, tối đa là 10

Cách thực hiện như sau:

Ta dựng máy tại 1 vị trí có thể nhìn thấy 2 điểm H2 và H3

Từ màn hình máy

→ 7.STN

→ 2.Resection

 

 

Ta có màn hình sau:

 

 

  • PT ghi tên điểm H2 rồi ENT ta có màn hình khai báo tọa độ H2 (nếu điểm H2 có trong bộ nhớ thì máy sẽ tự động tìm ra, ta không cần phải khai báo tọa độ H2 nữa).

 

 

  • Khai báo tọa độ xong ta ngắm chuẩn vào gương ta ấn ENT khi nào quay về màn hình

 

 

Ta dừng lại nhập chiều cao gương 1.650 vào dòng HT → ENT ta có màn hình

 

 

Ngắm chuẩn vào gương ấn MSR để đo rồi ấn ENT máy sẽ chuyển sang màn hình khai báo điểm tiếp theo H3

 

 

PT ghi tên điểm H3 rồi ENT ta có màn hình khai báo tọa độ H3 (nếu điểm H3 có trong bộ nhớ thì máy sẽ tự động tìm ra, ta không cần phải khai báo tọa độ H3 nữa).

 

 

Khai báo tọa độ xong ta nhấn ENT ta có màn hình khai báo chiều cao gương

 

 

Khai báo chiều cao gương xong ta ấn ENT ta có màn hình

 

 

Ấn MSR để đo rồi nhấn ENT ta có màn hình khai báo sai số của quá trình giao hội điểm

 

 

Có 4 nút lệnh:

  • Add: đo giao hội thêm 1 điểm nữa
  • View: xem lại các điểm vửa giao hội
  • DSP: lật trang màn hình để xem kết quả giao hội (tọa độ điểm trạm máy)
  • Kết thúc quá trình giao hội

 

4. Chương trình bố trí điểm ra thực địa

Về Mục Lục 

Ví dụ 3: Ngoài thực địa có 2 mốc biết trước tọa độ H1 (X=10.000; Y=10.000) và H2 (X=53.165; Y=10.000)

Bài toán ở đây là chuyển điểm H3 (X=51.707; Y=5.508) ra thực địa (hoặc tìm điểm H3 ngoài thực địa đã bị mất) ta tiến hành như sau:

Bước 1: Dựng máy và cân bằng máy tại mốc H1

Bước 2: Lấy H1 là điểm trạm máy. Thao tác khai báo điểm trạm máy như sau:

Bước 3: Lấy H2 làm điểm định hướng. Thao tác định hướng như sau

(thao tác khai báo trạm máy và định hướng như bước trên)

 

Bước 4: Tiến hành bố trí điểm

  • 8.S-O xuất hiện màn hình

 

 

2.XYZ

 

 

Nhập H3 vào dòng PT nhấn ENT xong ta có màn hình khai báo tọa độ điểm H3 (nếu điểm H3 có trong bộ nhớ thì máy sẽ tự động truy bắt điểm H3)

Nhập xong tọa độ nhấn ENT ta có màn hình

+ Đưa bàn độ ngang về 0 (dHA = 0) sau đó khóa ngang lại

Ta mang gương để vào hướng của ống kính rồi bấm MSR để đo

 

 

  • dHA: Sai lệch góc bằng tới điểm ngắm
  • R/L: Sai lệch hướng bên phải/trái gương
  • IN/OUT: Sai lẹch về khoảng cách so với điểm cần bố trí IN là đi vào, Out: là đi ra

Về Mục Lục 

  • Xem thêm hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon tại:

 

 

Tài liệu do nhóm kỹ sư của công ty tâm huyết biên soạn mong giúp được khách hàng trong công việc.

Trong quá trình biên sọan vẫn còn thiếu sót. Mong được sự góp ý của quý khách.

Chúc quý khách dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc.

Chân thành cảm ơn quý khách đã ủng hộ công ty.